Tin tức

Giấy phép môi trường

  1. Ngày đăng: 04-05-2022
  2. Lượt xem: 5004

Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ ngày 1-1-2022 đã đưa ra nhiều quy định mới về thời điểm, thời hạn nộp hồ sơ xin cấp phép môi trường, chi phí thẩm định cấp giấy phép môi trường cho các loại dự án. Đây là điều kiện cần và đủ, bảo đảm các cơ sở trước khi đi vào vận hành, hoạt động phải thực hiện đúng các quy định của luật để phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ ô nhiễm môi trường.

Giấy phép môi trường 

 

1. Định nghĩa:
    Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ được phép xả thải ra Môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ Môi trường theo quy định về pháp luật. (Khoảng 8 điều 3 luật bảo vệ Môi trường 72/2020/QH14)
Giấy phép môi trường là căn cứ:
    a. Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động bảo vệ Môi trường của dự án đầu tư cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
    b. Thực hiện trách nhiệm bảo vệ Môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở (Khoảng 4 điều 42 luật bảo vệ Môi trường 2020)

Lưu ý: kể từ ngày giấy phép Môi trường có hiệu lực, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động Môi trường, giấy phép Môi trường thành phần hết hiệu lực (khoảng 6 điều  42 luật bảo vệ Môi trường 2020)
2. Nội dung giấy phép Môi trường:

giay phep moi truong

Hình 1.1 Nội dung giấy phép Môi trường

2.1 Nội dung cấp giấy phép Môi trường:
    a) Nước thải:
      - Nguồn phát sinh
      - Lưu lượng xả thải tối đa
      - Dòng nước thải
      - Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
      - Vị trí, phương thức xả thải
      - Nguồn tiếp nhận nước thải
    b) Khí thải:
      - Nguồn phát sinh
      - Lưu lượng xả khí thải tối đa
      - Dòng khí thải
      - Các chất ô nhiễm và giá trị tới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải
      - Vị trí, phương thức xả thải
    b) Tiếng ồn độ rung:
      Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung
    c) Chất thải nguy hại:
      - Công trình, hệ thống  xử lý chất thải nguy hại
      - Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý
      - Số lượng trạm trung chuyển
      - Địa bàn hoạt động (đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại)
     d) Phế liệu:
        Loại, khối lượng phế liệu được phép nhậu khẩu (đối với dự án đầu tư, cơ sở nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nhiên liệu sản xuất)
2.2 Yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm (Điều 40 Luật BVMT 2020):
    a. Có công trình xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn độ rung
    b. Lưu trữ, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại (Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại)
    c. Có kho, bãi lưu giữ, thiết bị tái chế phế liệu đáp ứng quy định
    d. Có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố
    e. Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường
2.3 Thời hạn nộp giấy phép môi trường (Khoảng 4 điều 40 luật bảo vệ Môi trường):
 

7 năm 7 năm 10 năm
a. Dự án đầu tư nhóm 1 b. Cơ sở hoạt động trước ngày 01/01/2022 c. Đối tượng khác

 Lưu ý: Thời hạn giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định theo đề nghị của chủ dự án đầu tư cơ sở
 3. Cơ quan cấp giấy phép môi trường: (Điều 41 luật bảo vệ Môi trường):
   a) Bộ tài nguyên môi trường:
      - Đối tượng được quy định tại điều 39 của luật đã được phê duyệt kết quả thẩm định ĐTM
      - Đối tượng được quy định tại điều 39 của luật này nằm trên địa bàng từ 2 tỉnh trở lên
      - Cơ sở có nhập khẩu phế liệu
      - Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
   b) Bộ quốc phòng, bộ công an:
     Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước
   c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
      - Dự án đầu tư nhóm II quy định tại điều 39 của luật bảo vệ Môi trường:
      - Dự án đầu tư nhóm III quy định tại điều 39 của luật bảo vệ Môi trường nằm trên địa bàng tư hai huyện trở lên
      - Đối tượng quy định tại khoảng 2 điều 39 của luật bảo vệ Môi trường đã được ủy ban nhân dân tỉnh hoặc bộ phê duyệt ĐTM
   d) Ủy ban nhân dân cấp huyện:
     Đối tượng được quy định tại điều 39 của luật bảo vệ Môi trường, trừ trường hợp quy định tại các khoảng 1, 2 và 3 điều này.
4. Căn cứ giấy phép môi trường: (Khoảng 1 điều 42, luật bảo vệ môi trường):
  a) Hồ sơ đề nghị quy định tải khoảng 1 điều 43 của luật
  b) ĐTM đã được cơ quan nhà nước phê duyệt kết quả thẩm định (nếu có)
  c) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng Môi trường, khả năng chịu tải của Môi trường
  d) Quy chuẩn kỹ thuật Môi trường
  e) Các quy định của pháp luật về bảo vệ Môi trường, tài nguyên nước và quy định khác
  f) Tại thời điểm cấp giấy phép Môi trường, trường hợp quy hoạch bảo vệ Môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng Môi trường, khả năng chịu tải của Môi trường chưa được cơ quan nhà nước ban hành thì căn cứ vào điểm a, b, d, e
5. Thời điểm thực hiện giấy phép Môi trường: (Khoảng 2 điều 42 luật bảo vệ Môi trường):
  a)Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải có giấy phép Môi trường trước khi vận hành thử nghiệm
  b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện ĐTM phải có giấy phép Môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định
  c) Đối với dự án đầu tư đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định trước ngày 01/01/2022, chủ dự án được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm
  d) Dự án đi vào hoạt đông trước ngày 01/01/2022
    - Chưa có giấy phép Môi trường thành phần > Phải có giấy phép Môi trường thành phần trong thời hạn 36 tháng
    - Đã có giấy phép Môi trường thành phần (có thời hạn) -> Phải có giấy phép Môi trường khi một trong các giấy phép Môi trường thành phần hết hiệu lực
6. Cách tra các đối tượng cần thực hiện giấy phép Môi trường:
7. Lập giấy phép môi trường tại TP HCM
8. Lập giấy phép Môi trường tại Khu Công Nghiệp Bắc Đồng Phú

dang-ky bao-gia
Bài viết khác