Công nghệ gtag('config', 'G-66C2X6HEBX');

Công nghệ xử lý nước nhiễm xăng dầu

  1. Ngày đăng: 17-06-2014
  2. Lượt xem: 13650

Nước giếng bị nhiễm xăng gây ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình chủ giếng, tiềm năng lan rộng ra giếng nước của các hộ gia đình khác trong khu vực có cùng mạch nước ngầm chảy qua;

máy lọc nước nhiễm xăng dầu
 
1.1    SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN DỰ ÁN
1.1.1    Hiện trạng vấn đề nước giếng bị nhiễm xăng tại các hộ gia đình thuộc xã Long Hà
    Trong thời gian qua, trong nước giếng của hơn 10 hộ gia đình tại xã Long Hà, huyện bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước xuất hiện hiện tượng có một lượng lớn xăng nổi trên bề mặt. Hàng ngày, lượng xăng trong các giếng nước này bốc hơi ra môi trường không khí xung quanh, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và sinh hoạt của các hộ gia đình, đồng thời tiềm tang nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra do khối lượng mà nồng độ xăng trong nước rất cao. Nguyên nhân của sự việc được cho rằng là do sự rò rỉ xăng từ bể chứa của cây xăng Hồng Hạnh tại thôn 9, xã Long Hà gây ra. Ban đầu, cơ quan chức năng xác định bồn xăng bị rỏ rỉ ở dưới long đất khoảng 10-15m, với bán kính khoảng 70 m2. Lượng xăng này thấm qua đất, đi vào nguồn nước ngầm và tràn vào giếng nước của các hộ dân trong khu vực xung quanh. 
    Trước tình hình đó, UBND xã Long Hà đã đề nghị các cấp chính quyền, cơ quan chức năng kiểm tra, lấy mẫu đất, nước và không khí để xét nghiệm đánh giá kết quả chính xác giúp giải quyết kết quả sớm nhất. Trong khi chờ đợi kết quả kiểm nghiệm từ các cơ quan chức năng, hàng chục giếng nước của người dân cần phải được khắc phục sớm, tránh lây nhiễm ra phạm vi rộng và phòng chống nguy cơ cháy nổ. 
1.1.2    Sự cần thiết của dự án
Theo nhận định của chúng tôi, vấn đề nước giếng sinh hoạt của các hộ gia đình tại xã Long Hà bị nhiễm xăng nói riêng và khả năng nguồn nước ngầm trong khu vực bị nhiễm xăng nói chung có thể tiềm tàng một số vấn đề chính như sau:
-    Nước giếng bị nhiễm xăng gây ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình chủ giếng, tiềm năng lan rộng ra giếng nước của các hộ gia đình khác trong khu vực có cùng mạch nước ngầm chảy qua; 
-    Lượng xăng bốc hơi hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình chủ giếng, đồng thời có tác động không nhỏ đến môi trường không khí xung quanh;
-    Lượng xăng và hơi xăng có thể thấm vào đất khi có dòng nước ngầm nhiễm xăng chảy qua, gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm, và môi trường đất lâu dài trong khu vực;
-    Khối lượng xăng tràn trong nước ngầm lớn, nồng độ và phạm vi hơi xăng lan rộng trong không khí xung quanh cao gây tiềm tang khả năng cháy nổ có thể xảy ra bất cứ lúc nào, gây thiệt hại về người tài sản của các hộ gia đình trong khu vực. 
Từ những nhận định như trên, có thể thấy rằng việc thực hiện “loại bỏ xăng trong nước giếng của các hộ gia đình tại xã long Hà, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” là rất cần thiết và cấp bách.
1.2    MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Dự án được thực hiện với các mục tiêu như sau:
-    Loại bỏ lượng xăng trong nước giếng của các hộ gia đình tại xã Long Hà;
-    Ngăn chặn hơi xăng lan tỏa vào môi trường không khí xung quanh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người dân, nguy cơ cháy nổ tiềm tang;
-    Đưa ra giải pháp thực hiện trong trường hợp cần phải tiến hành khắc phục trong thời gian dài để phục hồi chất lượng nguồn nước ngầm trong khu vực.  
-    An toàn và hiệu quả về các mặt môi trường, kinh tế và xã hội.

PHẦN II : PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT
2.1    CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN CỦA PHƯƠNG ÁN
Với hiện trạng thực tế và yêu cầu xử lý đã nêu trên, đề xuất phương án kỹ thuật để loại bỏ lượng xăng trong nước giếng của các hộ gia đình tại xã Long Hà gồm các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 công nghệ xử lý nước thải:
-    Loại bỏ phần lớn khối lượng xăng trong nước giếng bằng vật liệu hấp phụ xăng dạng gối thấm, mức độ nhiễm xăng còn lại trong nước giếng ở dạng váng nổi và vết;
-    Ngăn chặn hiện tượng lan tỏa hơi xăng ra môi trường không khí xung quanh.
Giai đoạn 2:
-    Loại bỏ váng và vết xăng còn lại trên bề mặt bằng bột chất hấp phụ xăng dạng nổi;
-    Thực hiện các giải pháp phục hồi chất lượng nước ngầm.
 Xử lý lượng xăng thu hồi và các chất thải bỏ:
-    Lượng xăng (nước + xăng) thu hồi trong quá trình xử lý được lưu trữ trong các bồn chứa, sau đó xăng được trích ly để sử dụng hoặc hổn hợp được đốt để xử lý;
-    Các chất hấp phụ xăng được đốt kiểm soát để đề phòng khả năng cháy bất ngờ có thể xảy ra.

2.2    SƠ ĐỒ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN
Sơ đồ Phương án thực hiện loại bỏ xăng trong nước giếng của các hộ gia đình tại xã Long Hà được trình bày trong Hình 2.1 sau:

 
cong nghe xu ly nuoc nhiem xang dau


    

2.3    THUYẾT MINH PHƯƠNG ÁN
Để đảm bảo hiệu quả cho công tác loại bỏ xăng trong nước giếng của các hộ gia đình, cần thực hiện cùng lúc quy trình xử lý ở mỗi giếng, tránh khả năng lan truyền xăng qua lại giữa các giếng.
     Trường hợp có thu hồi xăng
Gối thấm xăng:
    Gối thấm sử dụng để thấm xăng là loại gối thấm dầu (Oil Absorbent Pillow) dùng trong các hoạt động thu gom dầu tràn trên mặt đất và mặt nước. 
 
Gối thấm được làm từ vật liệu polypropylene có tác dụng chỉ thấm dầu chứ không thấm nước, các gối được đóng với kích thước 35x35cm hoặc 46x46cm có khả năng thấm dầu (có thể thấm hút hiệu quả xăng) tương ứng là 2.8 lít dầu/chiếc và 9 lít dầu/chiếc.
Các gối thấm được bố trí đều 1 lớp trong khung thép có kích thước phù hợp với diện tích mặt giếng. Khung mang các gối thấm được đưa xuống giếng sao cho mặt trên của lớp gối vừa đủ ngập trong lớp xăng trên bề mặt. Sau khoảng 30 phút thấm hút, khung gối được kéo lên, lượng xăng đã thấm trong gối được vắt vào một thùng chứa xăng qua một phểu thu. Sau khi vắt hết lượng xăng đã thấm, gối được sử dụng lại cho lần thấm tiếp theo.
Quá trình thấm hút xăng bằng gối thấm sẽ được thực hiện cho đến khi lượng xăng trong giếng chỉ còn lại dạng váng nổi.
Lượng xăng thu hồi trong được có thể được tách nước và sử dụng làm nhiên liệu đốt hoặc được đốt thải bỏ.
Sau khi sử dụng, trong gối thấm vẫn còn lưu giữ một lượng hơi xăng nhất định, để đảm bảo an toàn thì các gối này cần được giặt sạch và ngâm trong nước hoặc đốt có kiểm soát để phòng ngừa rủi ro cháy.
Trong quá trình thực hiện thấm hút bằng gối thấm, người thực hiện quá trình phải được trang bị mặt nạ phòng độc, quần áo không thấm hơi xăng hoặc chống cháy để phòng ngừa khả năng cháy có thể xảy ra.
    Xơ thấm xăng:
Xơ thấm xăng sử dụng là chất thấm dầu (có thể thấm hút hiệu quả xăng) trên mặt nước Cellusorb. Cellusorb là chất siêu thấm có khả năng hấp thụ các hỗn hợp dầu tràn vãi ở mọi dạng nguyên, nhũ hóa từng phần hay bị phân tán trên mặt nước.
Cellusorb có khả năng hút tối đa gấp 18 lần trọng lượng bản thân, đặc biệt thích hợp cho xử lý tràn vãi dầu trên mặt nước.
Cellusorb có đặc tính chỉ hút dầu, không hút nước. Trong qui trình sản xuất, các xơ bông của Cellusorb trải qua công đoạn được phun phủ một lớp parafin mỏng. Chính lớp parafin này làm cho các xơ bông của Cellusorb kị nước. Nhưng khi tiếp xúc với dầu (kể cả dầu nhũ tương trong nước), lớp bọc bằng parafin đó bị phá vỡ rất nhanh để cho các xơ bông tiếp xúc ngay với dầu và hút dầu.
Cellusorb là một chất an toàn, không độc hại đối với động vật, thực vật,  có thể hút triệt để váng dầu, làm mất hoàn toàn lớp óng ánh trên mặt nước.
Đối với giếng nước thành được xây trơn bằng gạch hoặc bê tông và có chiều sâu mực nước thấp, Cellusorb được rải phủ trên toàn bộ bề mặt giếng, dùng gậy đảo để cellusorb tiếp xúc nhanh với váng xăng, cellusorb sẽ nhanh chóng thấm hút hết lượng xăng váng trên bề mặt nước giếng. Sau 5-10 phút, dùng vợt hay lưới mặt nhỏ để vớt cellusorb đã thấm xăng lên. 
Đối với các giếng có thành gồ ghề hoặc chiều sâu mực nước lớn, để thuận lợi cho việc vớt cellusorb sau khi thấm xăng, cellusorb được cho vào khung lưới mịn trước khi đưa xuống giếng.
 
Cellusorb sau khi vớt lên sẽ được đốt để phong ngừa khả năng cháy có thể xảy ra.
Gối thấm kiểm soát:
Khoảng 2-5 gối thấm được đóng kiện và đưa xuống giếng để thấm hút kiểm soát lượng xăng còn lại trong nước giếng hoặc khả năng xăng trong nước ngầm từ khu vực xung quanh tràn vào giếng. 
Khi đã chắc chắn rằng lượng xăng trong nước giếng không còn, các gối thấm kiểm soát được kéo lên và đốt kiểm soát.
     Trường hợp không thu hồi xăng
    Xơ thấm xăng:
Trong trường hợp này, quy trình thực hiện đối với xơ thấm xăng tương tự như trong trường hợp có thu hồi xăng, tuy nhiên quy trình có thể cần thực hiện nhiều lần đến khi đảm bảo không còn xăng trong nước giếng.
    Gối thấm kiểm soát:
Trong trường hợp này, gối thấm kiểm soát có chức năng và quy trình tương tự như trong trường hợp có thu hồi xăng.
Để biết thêm tông tin chi tiết liên hệ với chúng tôi công ty tư vấn môi trường Đông Nam Bộ 

Hotline : 0973 923 688 – 0978 819 786 – 0914 677 819 Để tư vấn thêm về vật liệu hút xăng dầu.

máy lọc nước giếng nhiễm xăng dầu


 
dang-ky bao-gia
Bài viết khác