Công nghệ

Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ SBR

  1. Ngày đăng: 02-06-2014
  2. Lượt xem: 13142

Nước thải từ quá trình sinh hoạt hằng ngày được dẫn về bể thu gom. Bể thu gom là công trình. Bể thu gom có nhiệm vụ tiếp nhận, trung chuyển. Nước thải từ bể thu gom được bơm qua bể điều hòa.

1-/ Hố thu gom: 
Nước thải từ quá trình sinh hoạt hằng ngày được dẫn về bể thu gom. Bể thu gom là công trình. Bể thu gom có nhiệm vụ tiếp nhận, trung chuyển. Nước thải từ bể thu gom được bơm qua bể điều hòa.
2-/ Bể điều hòa – Tách dầu:
    Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào trạm xử lý. Điều hòa lưu lượng là phương pháp được áp dụng để khắc phục các vấn đề sinh ra do sự dao dộng của lưu lượng, cải thiện hiệu quả hoạt động của các quá trình tiếp theo, giảm kích thước và vốn đầu tư xây dựng các công trình tiếp theo. Các lợi ích của việc điều hòa lưu lượng là: (1) quá trình xử lý sinh học được nâng cao do không bị hoặc giảm đến mức thấp nhất “shock” tải trọng, các chất ảnh hưởng đến quá trình xử lý có thể được pha loãng, pH có thể được trung hòa và ổn định; (2) chất lượng nước thải sau xử lý được cải thiện do tải trọng chất thải lên các công trình ổn định.
3-/ Bể SBR:
Do lượng nước thải ra môi trường phát sinh tại doanh nghiệp tương đối nhỏ, nồng đô các chất ô nhiễm trong nước không cao bởi vậy để tiết kiệm chi phí và diện tích thì xử lý sinh học kiểu SBR ( xử lý theo mẻ)  là lựa chọn tối ưu nhất.
Bể SBR hoạt động theo 5 pha:
•   Pha làm đầy ( fill ): thời gian bơm nước vào kéo dài từ 1-3 giờ. Dòng nước thải được đưa vào bể trong suốt thời gian diễn ra pha làm đầy. Trong bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tuỳ theo mục tiêu xử lý, hàm lượng BOD đầu vào, quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt: làm đầy – tĩnh, làm đầy – hòa trộn, làm đầy – sục khí.
•   Pha phản ứng, thổi khí ( React ): Tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, thường khoảng 2 giờ. Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-NH3 sang N-N¬O22- và nhanh chóng chuyển sang dạng N-NO3-.
•   Pha lắng (settle): Lắng trong nước. Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy lực của bể đạt 100%. Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm hơn 2 giờ.
•   Pha rút nước ( draw):  Khoảng 0.5 giờ.
•   Pha chờ : Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành 4 quy trình trên và vào số lượng bể, thứ tự nạp nước nguồn vào bể.
Xả bùn dư là một giai đoạn quan trọng không thuộc 5 giai đoạn cơ bản trên, nhưng nó cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất của hệ. Lưu lượng và tần suất xả bùn được xác định bởi năng suất yêu cầu, cũng giống như hệ hoạt động liên tục thông thường. Trong hệ hoạt động gián đoạn, việc xả bùn thường được thực hiện ở giai đoạn lắng hoặc giai đoạn tháo nước trong. Đặc điểm duy nhất là ở bể SBR không cần tuần hoàn bùn hoạt hoá. Hai quá trình làm thoáng và lắng đều diễn ra ở ngay trong một bể, cho nên không có sự mất mát bùn hoạt tính ở giai đoạn phản ứng và không phải tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng để giữ nồng độ.
- Nước thải từ bể điều hòa được chảy vào bể sinh học hiếu khí để xử lý triệt để hàm lượng BOD. Tại đây, nước thải được trộn đều với hỗn hợp bùn hoạt tính bằng hệ thống phân phối khí dạng bọt nhỏ mịn được lắp dưới đáy bể. Vi khuẩn hiện diện trong nước thải tồn tại ở dạng lơ lửng và dạng dính bám vào lớp vật liệu đệm. Các vi sinh hiếu khí sẽ tiếp nhận ôxy và chuyển hoá chất hữu cơ thành thức ăn. 
- Trong bể này xảy ra các phản ứng sinh hóa: vi sinh vật hiếu khí (bùn hoạt tính) sử dụng oxy để oxy hóa các chất ô nhiễm trong nước thải và sử dụng một phần chất dinh dưỡng trong nước thải để tạo thành CO2 và H2O và một phần tổng hợp thành tế bào vi sinh vật mới. Hiệu quả xử lý BOD tại bể này lên tới 90-95% đồng thời lượng bùn sinh ra cũng không nhiều như ở quá trình xử lý vi sinh bằng bùn hoạt tính lơ lửng. Chủng loại vi sinh vật sử dụng để phân hủy các chất hữu cơ là tập hợp của các loại Bacillus, Pseudomonas, Nocordia…
- Oxy (không khí) được cung cấp bằng máy thổi khí và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm cung cấp khí cho bể sinh học hiếu khí. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất hữu cơ như BOD, chất dinh dưỡng N, P làm thức ăn để chuyển hóa thành các chất trơ không hòa tan, nước, carbonic và các tế bào mới, chuyển hóa nitơ hữu cơ và amoni thành NO3-. Ngoài ra còn giúp xáo trộn nước thải vào bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với cơ chất cần xử lý. Tải trọng chất hữu cơ của bể hiếu khí thường dao động từ 0,32 – 0,64 kg BOD.m3/ngày đêm.
    4-/ Cột lọc: 
    - Trong quá trình lắng những bông cặn nhỏ khó lắng thoát ra ngoài theo dòng nước. Để loại bỏ chúng cần phải qua lớp vật liệu lọc với những hạt lọc có kích thước nhỏ đồng thời vật liệu hấp phụ cũng góp phần giữ lại những cặn lơ lửng và hấp phụ mùi trong nước thải, sau khi qua lọc; nước thải đạt được tiêu chuẩn cảm quan về các chất lơ lửng và mùi.
   Công nghệ xử lý Nước thải này sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn: Cột B, QCVN 14 - 2008.
5-/ Bể chứa bùn.
- Trong quá trình vận hành, khi lượng bùn sinh học dư sẽ được giữ lại trong bể chứa bùn và đem đi xử lý định kỳ (đốt hoặc chon lấp)
Liên hệ công ty xử lý nước thải sinh hoạt Đông Nam Bộ để biết thêmk thông tin chi tiết 

Hotline : 0973 923 688 – 0978 819 786 – 0914 677 819
dang-ky bao-gia
Bài viết khác