Tin tức

Hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường

  1. Ngày đăng: 15-03-2016
  2. Lượt xem: 8209

Đăng kí chứng nhận túi nilon thân thiện môi trường, tự phân hủy sinh học, làm hồ sơ miễn thuế môi trường

Hướng dẫn đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện môi trường
Nhằm giúp các Doanh nghiệp thuận tiện trong việc Đăng ký hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận Túi ni lông thân thiện với môi trường, Tổng cục Môi trường trân trọng giải đáp các thắc mắc phát sinh trong quá trình lập hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường dưới đây:

I. Chuẩn bị hồ sơ
 
Hỏi: Hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường bao gồm những loại giấy tờ nào?
 
Đáp: Hồ sơ của các chủ cơ sở đăng ký sản phẩm túi ni lông thân thiện với môi trường phải đầy đủ và được sắp xếp theo đúng thức tự quy định tại Điều 10 của Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường.
 
II. Tính hợp lệ của hồ sơ

1.  Bản đăng ký túi ni lông thân thiện với môi trường
 

Hỏi: Tên gọi của sản phẩm trong bản đăng ký được khai báo như thế nào?
 

Đáp: Tên sản phẩm đăng ký là do tổ chức/ cá nhân nộp hồ sơ tự đăng ký để định danh cho sản phẩm của mình và tên gọi này cần phải được sử dụng thống nhất trong toàn bộ tài liệu trong hồ sơ đăng ký.
 
Hỏi: Trong mẫu văn bản đăng ký túi ni lông thân thiện với môi trường, tại Phụ lục 1 của Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT, mục “Hồ sơ đăng ký bao gồm” và mục “Tài liệu gửi kèm theo…” khác nhau như thế nào?
 
Đáp: Việc khai báo đối với 2 mục “Hồ sơ đăng ký bao gồm” và “Tài liệu gửi kèm theo…” được thực hiện như sau:

-  Mục “Hồ sơ đăng ký bao gồm”: Tổ chức/ cá nhân đăng ký khai báo toàn bộ tài liệu có trong hồ sơ đăng ký công nhận túi ni lông thân thiện với môi trường theo quy định tại Điều 10 của Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT. Đây là những tài liệu được yêu cầu theo quy định.

-  Mục “Tài liệu gửi kèm theo”: Tổ chức/ cá nhân đăng ký khai báo các tài liệu khác có trong hồ sơ ngoài các tài liệu theo quy định tại Điều 10 của Thông tư. Đây là những tài liệu không bắt buộc phải đưa vào hồ sơ mà Tổ chức/ cá nhân muốn đưa thêm vào ví dụ như: số đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, giấy phép xả thải, hợp đồng với đơn vị xử lý chất thải nguy hại…
 
2.  Về bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đăng ký kinh doanh
 
Hỏi: Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đăng ký kinh doanh có phải là bản sao được công chứng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
 
Đáp: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 của Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT, bản sao Giấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đăng ký kinh doanh là bản không cần công chứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
3.  Báo cáo kết quả quan trắc, giám sát môi trường định kỳ mới nhất của cơ sở sản xuất
 
Hỏi: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ mới nhất của cơ sở sản xuất là bản sao có được chấp nhận không?
 

Đáp: Theo quy  định tại Khoản 6, Điều 10 của Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT, báo cáo kết quả quan trắc, giám sát môi trường định kỳ của sơ sở sản xuất phải là bản gốc, được ký xác nhận của chủ cơ sở sản xuất. Bản sao của báo cáo gửi kèm trong hồ sơ được coi là không hợp lệ.
 
Hỏi: Báo cáo kết quả quan trắc, giám sát môi trường định kỳ có phải là phiếu kết quả quan trắc môi trường không?
 
Đáp: Báo cáo kết quả quan trắc không phải là phiếu kết quả quan trắc môi trường của cơ sở. Phiếu kết quả quan trắc chỉ là 1 phần trong báo cáo quan trắc định kỳ. Dựa trên kết quả quan trắc đã có, chủ cơ sở phải lập báo cáo đánh giá hiện trạng và việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất.
 
Hỏi: Báo cáo kết quả quả quan thắc, giám sát môi trường tính từ thời điểm nào được coi là báo cáo mới nhất và được chấp nhận?
 
Đáp: Báo cáo giám sát môi trường được thực hiện tại thời điểm gần nhất chính là báo cáo mới nhất của cơ sở. Tuy nhiên, việc chấp nhận báo cáo này phụ thuộc vào thời gian làm báo cáo của cơ sở và cam kết thực hiện báo cáo theo cam kết của chủ cơ sở trong báo cáo ĐTM, Cam kết BVMT hoặc đề án BVMT đã được phê duyệt. Căn cứ theo nội dung thực hiện báo cáo quan trắc môi trường định kỳ đã cam kết của chủ cơ sở và thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký, báo cáo mới nhất phải thực hiện phù hợp với cam kết này thì mới được chấp nhận.
 
Hỏi: Nội dung báo cáo kết quả quan trắc, giám sát môi trường không hợp lệ trong trường hợp nào?
 

Đáp: báo cáo kết quả quan trắc môi trường không hợp lệ trong các trường hợp sau:
- Không quan trắc đầy đủ các thông số chất thải theo cam kết trong báo cáo ĐTM, CKBVMT;
- Có ít nhất 01 chỉ tiêu quan trắc không đạt theo Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
 
4.  Phiếu kết quả thử nghiệm

4.1.    Phiếu kết quả thử nghiệm hàm lượng kim loại nặng
 

Hỏi: Phiếu kết quả thử nghiệm của các tổ chức nào được chấp nhận?
 

Đáp: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 của Thông tư số của Thông tư số 07/2012/TT-BTNMT, việc thử nghiệm phải được tiền hành bởi các phòng thử nghiệm được công nhận theo ISO/IEC 17025:2005 đối với các chỉ tiêu tương ứng. Do vậy, trước khi gửi mẫu đi thử nghiệm, chủ cơ sở cần tìm hiểu năng lực của phòng thí nghiệm sẽ gửi mẫu thông qua việc xem xét giấy chứng chỉ công nhận của phòng thí nghiệm đó. Chỉ trong trường hợp phòng thử nghiệm được công nhận có đủ năng lực xác định các chỉ tiêu kim loại nặng như quy định tại Khoản 2 ĐIều 8 trong mẫu vật rắn thì giấy chứng nhận của phòng thử nghiệm mới được công nhận. Tại Việt Nam hiện nay, VILAS là một trong những chương trình công nhận các phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Văn phòng công nhận chất lượng Việt Nam (BoA). Các phòng thử nghiệm khi được công nhận theo hệ thống này đều có số VILAS. Để tìm hiểu chính xác năng lực của phòng thử nghiệm trước khi gửi mẫu đi thử, chủ cơ sở có thể tra cứu thông tin về phòng thử nghiệm trên trang thông tin điện tử của Văn phòng công nhận chất lượng Việt Nam (BoA): http://www.boa.gov.vn/.
 
Hỏi: Phiếu kết quả thử nghiệm cần ghi những thông tin nào?
 
Đáp: Ngoài việc đưa ra kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm của chủ cơ sở, mẫu phiếu kết quả thử nghiệm cần ghi rõ các thông tin sau:

-       Tên gọi của sản phẩm: ghi chính xác theo tên gọi đăng ký trong hồ sơ

-       Tỷ lệ diện tích in trên diên tích toàn bộ mặt ngoài của túi (đối với những ni lông có in);

-       Ảnh của sản phẩm: được trình bày trên phiếu hoặc đính kèm cùng phiếu

-       Kích thước túi (áp dụng đối với các sản phẩm đăng ký theo tiêu chí quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư).
 
4.2.    Bản cam kết nộp chậm phiếu kết quả thử nghiệm khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm
 
Hỏi: Trong quá trình gửi hồ sơ đăng ký, do chưa biết chính xác ngày được cấp giấy chứng nhận (trường hợp được cấp giấy chứng nhận), doanh nghiệp có thể không cam kết theo ngày cụ thể được không?
 
Đáp: Có thể được. Trường hợp này doanh nghiệp có thể cam kết theo quy định tại Điều 11 của Thông tư như sau: “Chúng tôi cam kết nộp phiếu kết quả thử nghiệm khả năng phân hủy sinh học của sản phẩm trong thời gian 12 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận”.
 
5.  Bản mô tả sản phẩm và Kế hoạch thu hồi tái chế
 
Hỏi: Các thông tin khai báo cụ thể trong bản mô tả sản phẩm và kế hoạch thu hồi tái chế được trình bày như thế nào?
 

Đáp: Tổng cục Môi trường đã đăng tải mẫu bản mô tả sản phẩm của 01 doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận. Chủ cơ sở có thể vào chuyên mục “Hồ sơ mẫu” trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Môi trường để tham khảo. 

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ để được giải đáp
0908 592 113 ( Khoa)
Mail: thanhkhoa.mt@gmail.com
dang-ky bao-gia
Bài viết khác