Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt
Môi Trường Việt sẽ giúp được giúp cho bạn
- Xử lý đạt QCVN theo quy định.
- Giá thành hợp lý, dễ vận hành.
- Hỗ trợ vận hành và tiếp đón khi có đoàn kiễm tra.
- Phù hợp với không gian, diện tích doanh nghiệp của
Hãy liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn hoàn toàn miễn phí
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng cuả chúng tôi:
- Bảo hành từ 12- 18 tháng và bảo trì vĩnh viễn.
- Tư vấn, thiết kế, chọn giải pháp công nghệ miễn phí.
- Hỗ trợ vận hành canh chỉnh khi có đoàn kiễm tra
ĐẶC TÍNH CỦA NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Thành phần nước thải sinh hoạt
Qua quá trình nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng nước thải thường xuất phát từ 2 nguồn gốc chính đó là chất bài tiết của con người, động vật và các hoạt động sinh hoạt khác như tắm rửa, vệ sinh nhà cửa, nấu nướng,…
Từ 2 nguồn gốc này, có thể thấy được nước thải sinh hoạt thường chứa các thành phần chính như chất hữu cơ phân hủy sinh học, vô cơ, chất tẩy rửa, dầu mỡ, vi sinh vật,…
Trong đó, chất hữu cơ là thành phần lớn nhất trong nước thải sinh hoạt, bao gồm các hợp chất protein, hydro carbon và lượng lớn chất khó bị phân hủy. Nồng độ hữu cơ luôn đạt ngưỡng 150 – 450 mg/l, không tốt cho sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên.
Thành phần nước thải sinh hoạt và đô thị chứa một lượng lớn các hợp chất hữu cơ và vô cơ như:
-
Chứa hàm lượng lớn chất lơ lửng: Là thành phần có nhiều trong nước thải đô thị, dạng hạt, gồm khoảng 25% chất khoáng và 75% chất hữu cơ.
-
Các chất rắn không tan: Gồm các chất như nito hữu cơ, amoniac, photpho hữu cơ và photpho vô cơ.
-
Các vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng có hại.
-
Nước thải đô thị cũng chứa nhiều rong rêu, tảo, rác, bùn lầy.
Hình 1. Tìm hiểu về nước thải sinh hoạt
TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
Việc xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ xử lý nước thải là rất quan trọng. Vì vậy, trước khi tiến hành lựa chọn và lắp đặt, cần kiểm tra một số tiêu chí:
-
Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt là gì?
-
Hiệu suất xử lý có tốt không?
-
Chi phí đầu tư có tương xứng với kết quả nhận được hay không?
-
Thời gian hoàn thiện thiết kế và lắp đặt.
-
Cách vận hành hệ thống ra sao?
-
Tuổi thọ của công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt có đáp ứng nhu cầu hay không?
Công nghệ xử lý có đáp ứng đúng QCVN 14:2008/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường hay không?
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị C |
|
A |
B |
|||
1. |
pH |
– |
5 – 9 |
5 – 9 |
2. |
BOD5 (20oC) |
mg/l |
30 |
50 |
3. |
Tổng số chất rắn lơ lửng (TSS) |
mg/l |
50 |
100 |
4. |
Tổng chất rắn hòa tan |
mg/l |
500 |
1000 |
5. |
Sunfua (tính theo H2S) |
mg/l |
1.0 |
4.0 |
6. |
Amoni (tính theo N) |
mg/l |
5 |
10 |
7. |
Nitrat (NO3–) (tính theo N) |
mg/l |
30 |
50 |
8. |
Dầu mỡ động, thực vật |
mg/l |
10 |
20 |
9. |
Tổng các chất hoạt động bề mặt |
mg/l |
5 |
10 |
10. |
Photphat (PO43-) (tính theo P) |
mg/l |
6 |
10 |
11. |
Tổng Coliforms |
MPN/ 100ml |
3.000 |
5.000 |
Một số chỉ tiêu theo QCVN 14:2008/BTNMT
Nếu đáp ứng đủ các tiêu chí trên thì mới có thể áp dụng hệ thống xử lý nước thải trong khu công nghiệp và dân cư.
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Sau đây là sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt.
Hình 2. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải sinh hoạt
HỐ THU GOM
Nước thải sinh hoạt được bơm đến hố thu gom để loại bỏ các chất rắn, tách dầu mỡ, cặn bã. Nhằm giúp hệ thống xử lý nước thải ở các bước sau dễ dàng làm nhiệm vụ của mình và bảo đảm an toàn.
SỤC KHÍ
Sau khi đã xử lý sơ bộ, nước thải tiếp tục được bơm vào bể điều hòa. Tại đây, nước thải sẽ được sục khí liên tục bằng máy thổi khí để đáp ứng quá trình xử lý nước thải diễn ra liên tục. Trong môi trường sục khí, các hợp chất Nitơ bị oxy hóa thành nitrit và nitrat. Các chất hữu cơ cũng bị phân hủy và lượng BOD sẽ giảm.
BỂ LẮNG
Nước thải sau khi được xử lý sẽ được đưa đến bể lắng để loại bỏ các cặn bùn còn lại. Lượng bùn, cát còn lại lắng xuống sẽ được đưa qua bể chứa bùn để quay trở lại bể sục khí để tiếp tục xử lý. Bể lắng được thiết kế trong môi trường thiếu khí. Do đó, giúp loại bỏ hoàn toàn nitrat.
KHỬ TRÙNG
Cuối cùng, để đảm bảo nước thải được xử lý hoàn toàn và không còn vi trùng, vi khuẩn. Nước thải được đưa vào bể khử trùng và được xử lý bằng Clo với lưu lượng phù hợp. Đảm bảo nước đầu ra đạt chuẩn quy định để xả thải hoặc tái sử dụng.
Trên đây là toàn bộ quy trình xử lý nước thải sinh hoạt mà Môi trường Việt muốn gửi đến bạn đọc. Hi vọng quý khách sẽ lựa chọn cho mình những hệ thống xử lý nước thải phù hợp với doanh nghiệp. Còn nếu cần tư vấn về các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt hãy liên hệ ngay với Môi Trường Việt.
Hình 3. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt