Tin tức

Xử lý nước thải chế biến cà phê

  1. Ngày đăng: 08-12-2023
  2. Lượt xem: 148

Công ty Giải pháp và công nghệ Môi trường Việt chuyên tư vấn thiết kế, xây dựng, cải tạo, bảo trì ,nâng cấp ,vận hành hệ thống xử lý nước thải chế biến cà phê với chi phí thấp công nghệ hiện đại nhất

Chế biến theo phương pháp này phức tạp hơn phương pháp chế biến khô, và đòi hỏi có những máy móc chuyên dụng. Đặc điểm chính của phương pháp này là lớp vỏ và thịt trái sẽ bị loại bỏ trước khi cà phê được sấy khô. Phươn pháp này mang lại chất lượng cà phê đồng nhất, về phẩm chất và màu sắc hạn chế khiếm khuyết ảnh hưởng đến chất lượng thử nếm.

Cà phê sau thu hái có lẫn nhiều tạp chất như cành, lá, đất, quả sâu,trái xanh,.. do đó việc sơ chế rất cần thiết càng thực hiện sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng của lô cà phê thu hoạch. Công đoạn này cà phê được rửa sạch trong bể chế nước chảy sau đó được đưa đến máy rung sàng để phân loại quả chín với quả xanh, quả to với quả nhỏ.

Sau khi đã được sàng lọc cẩn thận, cà phê cần được đưa sang máy xay xát ngay để tránh làm ảnh hưởng chất lượng hạt cà phê nguyên chất . Giai đoạn này lớp vỏ, thịt trái và lớp nhớt được tách ra, cà phê được làm sạch. Lớp thịt trái, lớp nhớt sau khi xử lý bằng máy xay xát còn sót lại trên lớp vỏ thóc sẽ được xủ lý sạch hoàn toàn bằng quá trình lên men. Thông thường cà phê xay xát xong được bỏ vào các thùng nước lớn. Hạt cà phê thóc được lên men bằng enzym tự nhiên hoặc có thể bổ sung thêm chế phẩm enzym. Quá trình này kéo dài từ 24-36h phụ thuộc vào độ dày của lớp chất nhớt và nồng độ enzym. Sau quá trình này, lớp nhớt sẽ bị mất cấu trúc và dễ dàng bị rửa sạch bởi nước.

Sau quá trình lên men, hạt cà phê có độ ẩm khoảng 46-47% sẽ được làm khô đến độ ẩm 12.5%. Quá trình này có thể thực hiện bởi máy sấy khô, hoặc phơi cà phê thóc ngoài trời khoảng 8-10 ngày tùy vào nhiệt độ và ánh sáng. Sau cùng là bảo quản cẩn thận để giữ phẩm chất của hạt cà phê. Phương pháp này đem lại cho hạt cà phê nguyên chất hương vị đồng nhất, sạch, vị chua cam quýt chất lượng cà phê vượt trội.
Nước thải chế biến: trong quá trình chế biến cà phê  có một số công đoạn phát sinh nước thải như sau:
  • Rửa thô: đây là công đoạn nước thải có thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, các chất ô nhiễm không cao. Nước thải trong giai đoạn này không đáng kế.
  • Xay vỏ: trong giai đoạn này nước thải sinh ra ít nhưng có thành phần đảm đặc, có độ đục và lượng cặn cao. Ngoài ra, giai đoạn này còn thải ra lượng vỏ lớn làm cho nucows thải có lượng rác lớn.
  • Ngâm : đây là giai đoạn phát sinh nước thải đáng chú ý nhất của quy trình chế biến. Nước thải phát sinh từ giai đoạn này có thành phần hữu cơ cao, ngoài ra có độ nhớt lớn.
  • Rửa sạch: Nước thải công đoạn này có thành phần hữu cơ cao.
  • Nước thải từ quá trình rửa máy móc thiết bị
xu ly nuoc thai che bien ca phe
Nước thải phát sinh từ công đoạn rữa cà phê

xu ly nuoc thai che bien ca phe
 

Chúng tôi sẽ giúp được giúp cho bạn

  • Xử lý đạt QCVN theo quy định.
  • Giá thành hợp lý, dễ vận hành.
  • Hỗ trợ vận hành và tiếp đón khi có đoàn kiễm tra.
  • Phù hợp với không gian, diện tích doanh nghiệp của

Hãy liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để được  tư vấn hoàn toàn miễn phí   

  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng cuả chúng tôi:
  • Bảo hành từ 12- 18 tháng và bảo trì vĩnh viễn.
  • Tư vấn, thiết kế, chọn giải pháp công nghệ miễn phí.
  • Hỗ trợ vận hành canh chỉnh khi có đoàn kiễm tra
 
xu ly nuoc thai che bien ca phe
dang-ky bao-gia
Bài viết khác