Dịch Vụ Môi Trường Đông Nam Bộ

Xử Lý Nước Thải Ngành Thủy Sản



Xử Lý Nước Thải Ngành Thủy Sản

 

Chúng tôi sẽ giúp được giúp cho bạn

  • Xử lý đạt QCVN theo quy định.
  • Giá thành hợp lý, dễ vận hành.
  • Hỗ trợ vận hành và tiếp đón khi có đoàn kiễm tra.
  • Phù hợp với không gian, diện tích doanh nghiệp của

Hãy liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để được  tư vấn hoàn toàn miễn phí   

  • Dịch vụ hỗ trợ khách hàng cuả chúng tôi:
  • Bảo hành từ 12- 18 tháng và bảo trì vĩnh viễn.
  • Tư vấn, thiết kế, chọn giải pháp công nghệ miễn phí.
  • Hỗ trợ vận hành canh chỉnh khi có đoàn kiễm tra

Với đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời.

mọi ý kiến và thắc mắc vui long liên hệ với chúng tôi qua Tel/Zalo  0973 923 688
 

QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN

Trong những năm trở lại đây, ngành nuôi trồng thủy hải sản có thu nhập bình quân đầu người khá cao, có đóng góp to lớn vào giá trị thương mại kinh tế trong toàn bộ cơ cấu sản xuất của đất nước. Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản ở Việt Nam không còn cung cấp trong khu vực trong nước mà dần được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới giúp nâng cao số lượng và đặc biệt giá cả tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, nước thải thủy sản từ các công đoạn như chế biến, rửa dụng cụ sản xuất và khâu rửa thủy sản chứa nhiều chất độc hại là nguyên nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề. Các chất hữu cơ nếu tích tụ lâu dài sẽ gây ra mùi hôi khó chịu, chính vì vậy cần có quy trình xử lý nước thải thủy sản tối ưu nhất.

  1. THÀNH PHẦN CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM TRONG NƯỚC THẢI THỦY SẢN

Các chất gây ô nhiễm môi trường có trong nước thải thủy sản xuất phát từ các bộ phận thủy sản như xương, vảy, bộ phận nội tạng,... Đây là nơi có điều kiện tốt để các vi sinh vật, vi khuẩn, virus gây ra các mầm bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột,...

Nước thải gây ô nhiễm chiếm 30-40% chất hữu cơ ở dạng hòa tan, 60-70% chất hữu cơ không hòa tan. Các nguồn nước thải thủy sản bao gồm các thành phần sau:

  • Nước thải sinh hoạt

  • Nước thải vệ sinh công nghiệp

  • Nước thải sản xuất


xu ly nuoc thai nganh thuy san

Thành phần các chất trong nước thải thủy sản

  1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN

Nước thải đầu vào được dẫn qua song chắn rác để lược bỏ bớt lượng chất thải có kích thước lớn làm hư hỏng đường ống dẫn nước.

Bể điều hòa tiếp nhận nước thải được sục khí 24/24 nhằm ổn định lưu lượng cũng như điều chỉnh nồng độ các chất ô nhiễm.

Sau khi đi qua bể tuyển nổi nhờ máy bơm chìm, dầu mỡ cũng như các chất rắn sẽ được tách bỏ khỏi nước và được chuyển qua bể chứa dầu mỡ để xử lý.

xu ly nuoc thai nganh thuy san

Nguyên lý hoạt động của bể tuyển nổi xử lý nước thải thủy sản

Nước thải tiếp tục dẫn qua bể kỵ khí UASB, các vi sinh vật kỵ khí tiến hành phân hủy các chất hữu cơ hòa tan theo phản ứng dưới đây:

Chất hữu cơ + Vinh sinh vật Kỵ Khí => CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới +...

Quá trình phân hủy của các vi sinh vật kỵ khí diễn ra theo 4 giai đoạn dưới đây:

Giai đoạn 1: Thủy phân.

Giai đoạn 2: Axit hóa. Các chất hữu cơ đơn giản chuyển hóa thành axit acetic, H2 và CO2. Trong quá trình cắt mạch Hydratcacbon, CO2, H2O và các ancol đơn giản khác cũng được hình thành. Một số loại axit đơn giản được hình thành để điều chỉnh nồng độ pH trong nước.

Giai đoạn 3: Acetate hóa. Vi khuẩn acetic chuyển hóa thành acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.

Giai đoạn 4: Methane hóa. Acid axetic, CO2, H2, HCHO và Methanol chuyển thành Methane, CO2 và sinh khối mới.

Nước thải được dẫn qua bể hiếu khí Anoxic. Bể Anoxic kết hợp với bể Aerotank tiến hành khử BOD, khử NH4+, chuyển NO3- sang N2. Trong quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính cộng với bể thiếu khí có thể tiết kiệm được lượng Cacbon khi khử BOD và cũng không phải cấp thêm lượng Cacbon nào khi tiến hành khử NO3- cũng như tiết kiệm được ½ lượng oxy khi khử NH4+ vì tận dụng được oxy trong quá trình khử NO3-.


xu ly nuoc thai nganh thuy san

Quy trình xử lý nước thải thủy sản

Trong bể Aerotank: Các vi sinh vật trong bể Aerotank sẽ được thêm định kỳ từ lượng bùn hoạt tính. Các vi sinh vật này sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ thành các sản phẩm CO2 và H2O nhằm làm giảm các chất ô nhiễm trong nước thải. Để sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất, vật liệu dính bám được thiết kế làm nơi bám dính và hoạt động của các vi sinh vật này.

Qua các phương pháp xử lý hóa học và lý học, nước được dẫn qua bể lắng để tiếp tục lắng cát. Sau đó nước đi vào ống trung tâm theo hướng từ dưới lên trên tập trung vào máng thu nước rồi tràn qua bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể được tuần hoàn sang bể sinh học hiếu khí và thiếu khí để duy trì nồng độ, phần bùn cặn được tuần hoàn xả thải ra môi trường.

Bể khử trùng: Nhờ bơm định lượng nước Javen được bơm vào nước thải theo nồng độ thích hợp. Vì Javen mang đặc trưng có tính chất oxy hóa mạnh nên các vi khuẩn, vi sinh vật trong nước nhanh chóng được tiêu diệt hoàn toàn.

xu ly nuoc thai nganh thuy san

Bể khử trùng

Sau cùng, nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực loại bỏ hoàn toàn các chất cặn lắng lơ lửng còn sót lại. Nước sau khi xử lý sẽ đạt chuẩn nguồn xả QCVN 4:2011/BTNMT.

Xử lý bùn: Bùn dư thừa từ quá trình lọc sinh học cũng như quá trình lọc rác, tách dầu mỡ được chuyển về bể chứa bùn tiếp tục xử lý để duy trì nồng độ bùn ổn định cũng như tránh gây ra mùi hôi trong quá trình lưu trữ.

xu ly nuoc thai nganh thuy san