Công nghệ

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.

  1. Ngày đăng: 17-06-2014
  2. Lượt xem: 4049

Nước thải từ Bệnh viện được thu gom và đưa đến Trạm xử lý bằng hệ thống mương dẫn. Trong quá trình xử lý nước thải, đầu tiên nước thải phải qua các ngăn tách cát – tách rác để loại bỏ các chất lơ lửng có kích thước lớn, cát và các chất lắng nhanh có trong dòng nước thải.

cong nghe xu ly nuoc thai benh vien

THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
CB – 01: Mương tách cát – tách rác
    Nước thải từ Bệnh viện  được thu gom và đưa đến Trạm xử lý bằng hệ thống mương dẫn. Trong công nghệ xử lý nước thải, đầu tiên nước thải phải qua các ngăn tách cát – tách rác để loại bỏ các chất lơ lửng có kích thước lớn, cát và các chất lắng nhanh có trong dòng nước thải.
     Đầu tiên, dòng nước thải theo đường dẫn đi vào ngăn tách cát. Ngăn tách cát có kích thước mở rộng, khi dòng nước chuyển động qua một tiết diện thay đổi đột ngột, vận tốc dòng chảy và động năng của các hạt nặng như các hạt cát bị giảm và lắng xuống đáy. Cát được tập trung trong hố thu cát, lượng cát lắng này sẽ được loại bỏ định kỳ.
Thiết bị tách rác tinh đặt trong ngăn tác rác tinh phía sau ngăn tách cát, thiết bị có kết cấu dạng lưới thép không rỉ và khung đở bằng sắt thanh, mắt lưới có kích thước < 3mm. Thiết bị tác rác tinh có tác dụng loại bỏ các chất lơ lững còn lại có kích thước lớn hơn 3mm.
Sau khi qua thiết bị tách rác tinh, dòng nước thải theo đường dẫn đi vào bể điều hòa kỵ khí (CB – 02).
Cần phải theo dỏi lượng rác được giữ lại trên bề mặt thiết bị tách rác tinh, loại bỏ rác và vệ sinh bề mặt thiết bị khi nhận thấy lượng rác bị giữ lại gây cản trở dòng chảy của nước thải.
    CB – 02 và CB – 03: Bể điều hòa kỵ khí
Bể điều hòa được phủ một lớp vật liệu đệm làm giá thể bám dính cho các vi sinh vật kỵ khí nuôi cấy trong bể. Bể điều hòa cũng được lắp đặt thiết bị xáo trộn để tạo ra sự xáo trộn lớp vật liệu giá thể vi sinh bám dính với dòng nước thải trong bể, đồng nhất nồng độ các thành phần trong nước thải. Dưới sự hoạt hóa của hệ vi sinh bám dính trên lớp vật liệu đệm, trong bể điều hòa diễn ra quá trình thủy phân và axit hóa kỵ khí:
-    Trong quá trình thủy phân kỵ khí: Các vi sinh vật kỵ khí thủy phân các chất hữu cơ phức tạp và các chất béo thành các chất hữu cơ đơn giản hơn như monosacarit, amino axit và các muối khác. Đây sẽ là nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho các vi khuẩn hoạt động.
-    Trong quá trình axit hóa: Các nhóm vi khuẩn kỵ khí thực hiện quá trình lên men axit, chuyển hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông thường như axit acetic, glyxerin, acetate,…
CH3CH2COOH + 2H2O → CH3COOH + CO2 + 3H2
CH3CH2CH2COOH + 2H2O → 2CH3COOH + CO2 + 2H2
Nước thải từ bể điều hòa CB-02 được bơm chuyển tiếp qua bể điều hòa bổ sung, từ bể điều hòa bổ sung nước thải được bơm đến bể MBR để thực hiện quá trình xử lý sinh học.
CB – 04: Bể MBR
Bể MBR là một bể phản ứng sinh học hiếu khí sinh trưởng lơ lững kết hợp với cơ cấu thu nước sau xử lý bằng công nghệ màng lọc MBR. Môi trường hiếu khí và xáo trộn hoàn toàn trong bể MBR được tạo ra nhờ hệ thống phân phối khí lắp đặt trong bể. Hệ thống phân phối khí được chia làm 2 phần, phần thứ nhất gồm các thiết bị phân phối khí phục vụ cho hệ thống màng MBR, các thiết bị này hình thành các bọt khí, khi các bọt khí này nổi lên bề mặt sẽ làm rung động mạnh các sợi màng lọc, giúp cho bề mặt các sợi màng không bị bám dính các thành phần chất lơ lững, duy trì khả năng hoạt động của màng lọc; phần thứ hai gồm các thiết bị phân phối khí tinh giúp xáo trộn lượng dòng nước với lượng bùn sinh học, và tạo ra môi trường hiếu khí cho quá trình phân hủy sinh học hiếu khí sinh trưởng lơ lững trong bể.
Trong môi trường hiếu khí, các vi sinh vật hiếu khí trong bùn hoạt tính sinh trưởng, chúng sử dụng các hợp chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng, tạo ra năng lượng và sinh khối mới. 
    Quá trình xử lý sinh học hiếu khí gồm 3 giai đoạn:
-    Quá trình oxi hóa các chất hữu cơ theo phương trình cơ bản sau:
CxHyOz + O2  →  CO2 + H2O + H
-    Quá trình tổng hợp tế bào mới theo phương trình cơ bản sau:
CxHyOz + NH3 + O2   →  Tế bào mới + CO2 + H2O + C5H7NO2 - H
-    Quá trình phân hủy nội bào theo phương trình cơ bản sau:
C5H7NO2 + 5O2   →  5CO2 + 2H2O + NH3  H
    Đồng thời, trong quá trình phân hủy hiếu khí, các vi sinh vật thực hiện các quá trình chuyển hóa ni tơ, chuyển ni tơ từ dạng hữu cơ thành nitrate, quá trình này được gọi là quá trình nitrate hóa. Quá trình nitrate hóa được thực hiện qua các bước sau:
-    Chuyển hóa Nitơ Amôniắc thành Nitrite dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrosomonas
Nitơ Ammoniac  +  1.5 O2    Nitrite  +  H2O  +  giảm độ kiềm
-    Chuyển hóa Nitrite thành Nitrate dưới tác dụng của vi khuẩn Nitrobacter
Nitrite  +  0.5 O2     Nitrate
    Quá trình nitrate hóa được mô tả bằng phương trình phản ứng sau:
Nitơ Ammoniac  + 2O2  Nitrate + H2O + giảm độ kiềm
Phần lớn thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (BOD) được loại bỏ trong quá trình này.
Sau khi quá trình Xử lý nước thải bệnh viện hiếu khí được chuyển qua bể chứa nước trung gian nhờ hệ thống lọc màng MBR. Sợi màng MBR có kích thước các lỗ <0.01µm, với kích thước lỗ rỗng này giúp màng lọc có khả năng giữ lại các thành phần cặn lơ lững bên trong bể MBR, đồng thời cũng có khả năng giữ lại phần lớn các loại vi khuẩn và vi rút trong nước. Lượng nước sau khi được lọc qua hệ thống màng không cần lắng. Khả năng duy trì SS của màng MBR trong bể phản ứng tạo điều kiện để duy trì một nồng độ bùn cao trong bể MBR, giúp đẩy nhanh quá trình phân hủy sinh học hiếu khí, giảm kích thước bể.
CB – 05: Bể chứa trung gian:
Bể chứa trung gian có tác dụng lưu giữ lại một lượng nước sạch để sử dụng trong quá trình rửa màng MBR theo định kỳ, vệ sinh trang thiết bị máy móc hoặc tái sử dụng cho các mục đích tưới tiêu,...
CB – 06: Bể khử trùng:
Nước từ Bể trung gian được dẫn đến bể khử trùng để loại bỏ các loại vi khuẩn, vi rút còn lại trong dòng nước trước khi xả thải vào hệ thống thoát nước của Khu công nghiệp. Bơm định lượng bơm hóa chất khử trùng từ bồn chứa đến bể khử trùng tại vị trí đầu vào bể. Bể khử trùng được chia thành các ngăn, giúp xáo trộn và kéo dài thời gian tiếp xúc hóa chất khử trùng với dòng nước.
Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo Cột B QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về nước thải y tế. 
CB – 07: Bể chứa bùn dư:
Trong quá trình hoạt động, lượng bùn sinh học trong bể MBR tăng lên do sự hình thành các tế bào vi sinh mới, và sự tích lũy SS trong bể. Để đảm bảo hoạt động ổn định của bể MBR, lượng bùn dư này được được bơm đến bể chứa bùn theo định kỳ. Nước bề mặt trong bể chứa bùn được tuần hoàn về bể điều hòa, lượng bùn trong bể chứa bùn và cặn phân tách trong các bồn chứa được xả thải định kỳ

Liên hệ với công ty môi trường Đông Nam Bộ để tư vấn thêm thông tin chi tiết

Hotline : 0973 923 688 – 0978 819 786 – 0914 677 819
dang-ky bao-gia
Bài viết khác