Tin tức

Đề án khai thác nước ngầm gồm những nội dung gì

  1. Ngày đăng: 26-09-2014
  2. Lượt xem: 2176

Trong quá trình tiến hành lập hồ sơ xin phép khai thác nước ngầm thì một yếu tố không thể thiếu được đó chính là lập đề án chi tiết về khai thác nước ngầm

Trong quá trình sản xuất, kinh doanh chắc chắn các cở sở, tổ chức, cá nhân sẽ phải có nhu cầu lap ho so xin phep khai thac nuoc ngam để có thể khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất. Khi có nhu cầu lập hồ sơ xin phép khai thác nước ngầm, quý khách hãy liên hệ ngay với công ty Công Ty TNHH Công Nghệ Môi Trường Đông Nam Bộ chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.
de an khai thac nuoc ngam gom nhung noi dung gi
Trong quá trình tiến hành lập hồ sơ xin phép khai thác nước ngầm thì một yếu tố không thể thiếu được đó chính là lập đề án chi tiết về khai thác nước ngầm. Đề án này sẽ được lập ra sau khi hoàn thành các bước khảo sát, thu thập số liệu về địa hình, về những điều kiện liên quan… để trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét. Vì vậy đề án khai thác nước ngầm luôn có vai trò quan trọng đối với việc lập hồ sơ xin phép khai thác nước ngầm. Để giúp quý khách hiểu rõ hơn về nội dung của đề án, công ty tư vấn Môi trường Đông Nam Bộ xin cung cấp đến quý khách một số thông tin sau.
Phần mở đầu
Phần mở đầu của đề án cần nêu ra đầy đủ những chủ đề như sau: tên đề án, giấy phép thăm dò, quá trình thăm dò và kết quả cụ thể, mục đích khai thác nước ngầm, tổng lượng nước yêu cầu, các văn bản pháp lý có liên quan, tên đơn vị tư vấn lập hồ sơ, thi công…
Phần nội dung
+ Trong phần nội dung của đề án cần phải nêu rõ những đặc điểm về các tầng chứa nước ngầm trong khu vực thăm dò như: chiều dày, chiều sâu, đặc điểm về thấm nước, dẫn nước…
+ Hiện trạng nguồn nước ngầm: cần nêu rõ hiện trạng khai thác nguồn nước ngầm và nêu rõ tình trạng các nguồn nhiễm bẩn nguồn nước ở khu vực xung quanh. Cụ thể là nêu: vị trí của công trình khai thác, số lượng công trình đã được khai thác, lượng nước, thời gian, cấu trúc và chế độ khai thác. Nêu rõ hiện tượng mực nước biến đổi, chất lượng nguồn nước, độ lún của đất, những nguồn xả thải xung quanh có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm…
+ Dự báo mực nước: đưa ra những thông tin dự báo mực nước lên cao, hạ thấp và những tác động của môi trường đến nguồn nước ngầm. Đánh giá rõ ràng, cẩn thận khả năng nhiễm bẩn đến nguồn nước và có những biện pháp tiêu thoát nước phù hợp…
+ Thiết kế công trình khai thác nguồn nước ngầm: xây dựng biểu đồ sử dụng nước cụ thể, nêu rõ cơ sở hạ tầng chứa nước sau khi khai thác, xác định rõ các thông số liên quan như lưu lượng nước, mực nước động, mực nước tĩnh, sơ đồ bố trí công trình khai thác… Xác định kết cấu công trình rõ ràng về kích thước, kiểu cách, chiều sâu, đoạn cách ly, phương pháp thực hiện, các vật liệu sử dụng,… và phải kèm theo hình vẽ chi tiết.
Nêu rõ chế độ kiểm tra, bảo dưỡng công trình. Xác định chỉ tiêu và chế độ quan trắc. Xác định phạm vi của công tác vệ sinh môi trường trong quá trình khai thác… Cuối cùng là phải đưa ra sự lựa chọn công nghệ xử lý nước.

Trên đây là những nội dung chính của một đề án khai thác nước ngầm, công ty Môi trường Đông Nam Bộ hy vọng sẽ mang đến những thông tin bổ ích cho quý khách hàng trong việc lập hồ sơ xin phép khai thác nước ngầm.
 
Hotline : 0973 923 688 – 0978 819 786 – 0914 677 819
 
dang-ky bao-gia
Bài viết khác