Tin tức

Những vấn đề trong việc lập báo cáo giám sát môi trường

  1. Ngày đăng: 27-09-2014
  2. Lượt xem: 2415

Vậy báo cáo giám sát môi trường được hiểu như thế nào? Nó cần tiến hành cũng như tuân thủ những quy định nào. Hãy tham khảo một vài thông tin dưới đây để có cài nhìn cụ thể nhất trong vấn đề này.

Như chúng ta cũng đã biết sự phát triển mạnh mẽ trong mọi mặt của lĩnh vực đời sống từ kinh tế, văn hóa xã hội đang được xem là tín hiệu đáng mừng đối với tình hình chung của đất nước. Tuy nhiên bất cứ cái gì cũng có hai mặt song hành của nó và trong bối cảnh chúng đó vấn nạn môi trường đang được xem là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.
nhung van de  trong viec lap bao cao giam sat moi truong
Nguyên nhân dẫn đến các vấn đề liên quan đến môi trường xuất phát từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người. Nhưng đáng kể nhất đó là các cơ sở, xí nghiệp sản xuất. Chính vì điều đó việc lập báo cáo giám sát môi trường là điều có ý nghĩa rất cần thiết. Bởi nó sẽ giúp chúng ta có thể theo dõi quan trắc số liệu của mỗi công ty qua đó đánh giá được một cách cụ thể và chính xác nhất những tác động của nguồn ô nhiễm đối với môi trường. Đương nhiên trên cơ sở đó sẽ giúp cho mỗi công ty tìm ra được những giải pháp tối ưu trong việc ngăn chặn các sự cố liên quan đến môi trường.
Vậy báo cáo giám sát môi trường được hiểu như thế nào? Nó cần tiến hành cũng như tuân thủ những quy định nào. Hãy tham khảo một vài thông tin dưới đây để có cài nhìn cụ thể nhất trong vấn đề này.
Báo cáo giám sát môi trường chính là loại văn bản mang tính chất bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phải thực hiện. Nó đòi hỏi phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động của mình nhằm đánh giá một cách chính xác và khách quan về tình hình môi trường hiện tại của đơn vị đó.
Cụ thể các doanh nghiệp căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường; Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật  Bảo  vệ  môi  trường. Đây được xem là những quy định pháp luật cơ bản nhất. Ngoài ra Nghị  định  số  21/2008/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 80/2006/NĐ-CP cũng như các nội dung được đề cập trong Thông tư số 08/2006/NĐ-CP ngày 08/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường...cũng được xem là những vấn đề cần quan tâm để có thể hỗ trợ tốt hơn trong việc lập báo cáo giám sát môi trường cho đơn vị của mình.

Đối tượng phải thực hiện chương trình giám sát môi trường


Các đối tượng phải tiến hành lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cũng như  các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang hoạt động căn cứ theo Điều 3 của Nghị định số 21/2008/NĐ-CP và Bản cam kết bảo vệ môi trường tại Điều 24, Luật Bảo vệ môi trường quy định.
Nội dung chương trình báo cáo môi trường
Có thể nói nội dung chương trình báo cáo công tác giám sát môi trường là một công việc khá phức tạp. Ở đó đòi hỏi hỏi các doanh nghiệp phải tiến hành một cách có hệ thống và khoa học mang tính đồng bộ cao từ các khâu.
nhung van de  trong viec lap bao cao giam sat moi truong
Đầu tiên phải theo dõi số lượng, thực trạng cũng như những diễn biến từ các nguồn tác động gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường tại địa bàn. Sau đó sẽ theo dõi lưu lượng, khối lượng, tần suất và tiến hành đo đạc nhằm lấy mẫu phân tích các thông số liên quan. Để từ đó có được đánh giá chính xác về những đặc trưng của nguồn chất thải phát sinh. Đáng nói tần suất đo đạc, lấy mẫu phân tích phải duy trì tối thiểu theo định kỳ 3 tháng/lần. Còn nếu như tại khu vực của cơ sở không có trạm quan trắc chung của cơ quan nhà nước thì có thể 6 tháng tiến hành một lần.  
Tất nhiên đi đôi với công việc trên chúng ta bắt buộc phải theo dõi những diễn biến của mức độ ảnh hưởng cũng như đo đạc thêm các yếu tố liên quan khác như hiện tượng sạt lỏ, xói mòn, hiện tượng thay đổi mực mước mặt, nước ngầm...Bởi điều đó sẽ góp phần giúp bản báo cáo giám sát môi trường được chi tiết hơn. Hơn nữa đối với những yếu tố này thì tần suất đo đạc cần căn cứ sao cho đảm bảo sự phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Sau khi đã tiến hành đo đạc, theo dõi và thu thập được các kết quả thực tiễn đồng thời hoàn thành báo cáo thì công việc tiếp theo đó là gửi bản báo cáo giám sát môi trường đó đến Phòng Quản lý môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để được xét duyệt và kiểm định. Để rồi căn cứ vào bản báo cáo đã có để đưa ra những kế hoạch cụ thể trong công tác ứng phó, giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường.
Một điều cần lưu ý đó là các cơ sở thuộc danh sách phải di dời do ô nhiễm môi trường và các cơ sở được xác định gây ô nhiễm môi trường nhưng lại vì một lý do nào đó mà chưa hoàn thành công tác khắc phục ô nhiễm thì phải lập và giử bản báo cáo giám sát môi trường theo định kỳ 03 tháng/lần hoặc có thể thường xuyên 1 tháng/lần.
Trong khi đó đối với các cơ sở không thuộc hai diện trên thì ít nhất phải lập và gửi báo cáo 6 tháng/lần. Tuy nhiên nếu có yêu cầu cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước thì bắt buộc phải tiến hành theo quy định.  
Bên cạnh đó nếu các đơn vị vi phạm không tuân thủ các quy định của chương trình lập báo cáo giám sát môi trường thì sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Cơ quan chức năng mà cụ thể là Sở Tài nguyên và Môi trường phân công Thanh tra Sở và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp sẽ tiến hành công tác này.  

Tư vấn môi trường miễn phí : Hotline : 0973 923 688 – 0978 819 786 – 0914 677 819
dang-ky bao-gia
Bài viết khác